Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
Nâng nền nhà là giải pháp giúp cải thiện chiều cao của nền nhà bằng cách đắp thêm vật liệu mới vào nền cũ. Vấn đề đặt ra khi thi công chính là làm sao để nâng nền vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo độ an toàn, khả năng chịu tải trọng và tính thẩm mỹ.
Trường hợp nào cần nâng nền nhà?
Thông thường khi xây dựng nhà ở, kiến trúc sư thường tính toán và điều chỉnh nền nhà cao hơn mặt đường khoảng 10 – 20cm. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, vì một lý do nào đó mà gia chủ cần thi công nâng nền nhà cao hơn. Cụ thể hơn thì những trường hợp dưới đây sẽ là lúc mà bạn nên cân nhắc đến việc thi công nâng nền:
- Sau thời gian dài sử dụng nền nhà đã bị xuống cấp, gặp phải tình trạng sụt lún, nứt vỡ, gồ ghề.
- Mặt đường bên ngoài cao hơn nền nhà khiến ngôi nhà phải chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường như khói bụi, nước tràn vào nhà.
- Nhà bạn nằm ở khu đất trũng, gần sông hồ thường gặp phải tình trạng ngập lụt mỗi khi trời mưa.
Khi nhà bạn gặp phải những trường hợp này, thay vì cải tạo lại toàn bộ ngôi nhà thì bạn chỉ cần nâng nền cao hơn. Giải pháp này giúp gia chủ tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt được mục đích cải thiện chất lượng chất cấu nhà.
Biện pháp nâng nền hiệu quả
Khác với thi công nền nhà mới, khi nâng nền gia chủ có nhiều phương án trong việc lựa chọn vật liệu. Theo đó, tùy thuộc vào độ cao gia chủ muốn nâng lên, chi phí, cũng như tính thẩm mỹ công trình mà bạn cần đưa ra biện pháp phù hợp nhất. Cụ thể dưới đây là những biện pháp hiệu quả đang được áp dụng phổ biến hiện nay.
Nâng nền bằng bê tông
Phương án nâng nền nhà bằng hỗn hợp bê tông được sử dụng nhiều bởi mang lại độ bền cao, khả năng chịu lực tốt. Bê tông sẽ được đổ trực tiếp lên hệ sàn cũ để tôn nền nhà cao lên, do đó quá trình thi công tương đối phức tạp, cần tính toán kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, chi phí xây dựng nâng nền bằng bê tông tương đối cao và dễ bị vượt mức dự trù.
Nâng nền bằng xốp tôn nền
Sử dụng xốp tôn nền là phương pháp mới giúp giảm trọng lượng vật liệu thi công. Phương án này gia chủ sẽ xử lý vấn đề chênh lệch cao độ bằng các tấm xốp cứng. Ưu điểm của xốp cứng chính là giúp giảm tải chi phí và trọng lượng cho công trình đáng kể.
Tuy nhiên, giải pháp này lại không phù hợp cho những công trình thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt. Nhược điểm về khả năng chịu tải trọng kém cũng là vấn đề cần cân nhắc khi bạn yêu cầu cao về tuổi thọ và sức chịu tải trọng.
Nâng nền bằng cát
Tôn nền cao bằng cát là phương pháp đơn giản, thi công cực dễ dàng, không tốn nhiều chi phí. Cát sau khi được san lấp sẽ được tưới nước để đảm bảo độ đầm chặt. Nhược điểm của giải pháp này là dễ bị lún sụt sau thời gian dài sử dụng nên sẽ không phù hợp với những công trình đòi hỏi tuổi thọ sử dụng lâu dài.
Nâng nền bằng đất
Trường hợp công trình đang trong quá trình hoàn thiện, các hạng mục cơ bản trên mặt bằng vẫn chưa thi công thì bạn có thể nâng nền bằng đất. Phương án này giúp tôn nên hiệu quả mà chi phí thấp. Khi thi công cần đầm chặt đảm bảo đúng tiêu chuẩn.
Nâng nền bằng xà bần
Trường hợp công trình sửa chữa các hạng mục khác thì có thể tận dụng xà bần để nâng nền. Đây là cách vừa tiết kiệm được chi phí vật liệu mới, vừa đạt hiệu quả cao khi vật liệu có độ cứng, chịu lực tốt, lại dễ dàng thi công.
Nâng nền nhà bằng gỗ
Gỗ là vật liệu thường được sử dụng để lát nền nhà và có tính thẩm mỹ cao. Cách nâng nền bằng gỗ đòi hỏi một khoản chi phí lớn nhưng lại chỉ phù hợp với công trình cần sức chịu tải thấp cho các hoạt động nhẹ nhàng. Do đó, cách nâng nền này thường được ưu tiên khi gia chủ cần đạt hiệu quả trong thẩm mỹ nội thất hơn.
Quy trình nâng nền nhà đúng kỹ thuật
Khi thi công nâng nền nhà gia chủ không cần phải xin giấy phép bởi dạng sửa chữa này không ảnh hưởng đến kết cấu các nhà lân cận. Do đó, bạn chỉ cần chú ý thực hiện đúng kỹ thuật, thi công đúng quy trình để đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng.
Tùy thuộc vào phương án thi công nâng nền nhà, vật liệu mà gia chủ lựa chọn mà quá trình thi công sẽ áp dụng kỹ thuật khác nhau. Mặc dù vậy thì nhìn chung, các công đoạn chính sẽ phải làm trong quy trình nâng nền nhà sẽ như sau:
- Bước 1: Phá vỡ mặt nền cũ.
- Bước 2: Tiến hành kiểm tra và thay thế hệ thống kỹ thuật bên dưới.
- Bước 3: Đổ nền mới.
- Bước 5: Lát gạch nền nhà.
Trên đây là các biện pháp nâng nền nhà phổ biến đang được nhiều người áp dụng để cải thiện độ cao cho mặt nền công trình. Khi nâng nền nhà bạn cần chú ý đảm bảo tính cân đối và khả năng chịu tải trọng tốt để kết cấu công trình không bị ảnh hưởng. Muốn thực hiện việc này tốt nhất, bạn hãy liên hệ đến cho Gaxa để được đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp tư vấn.