Xử lý khe hở giữa 2 nhà liền kề hết thấm dột

Tại vị trí tiếp giáp giữa 2 nhà liền kề thường hay bị thấm dột nếu như lúc xây dựng nhà xử lý không đúng cách. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ nguyên nhân và cách xử lý khe hở giữa 2 nhà liền kề hết thấm dột triệt để nhất.

Nguyên nhân gây thấm dột tại khe hở giữa 2 nhà liền kề

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm dột tại vị trí tiếp giáp giữa 2 nhà, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất.

  • Phần tường bao tại vị trí tiếp giáp giữa 2 nhà không thể tô trát và lăn chống thấm nên khi trời mưa nước thấm vào bên trong.
  • Lúc xây dựng, nhà thầu có xử lý bít kín khe hở giữa 2 nhà, tuy nhiên do quy mô và kết cấu 2 căn nhà khác nhau, thời gian xây dựng cũng khác nhau nên vấn đề lún giữa 2 căn nhà cũng khác nhau. Dẫn xuất hiện vết nứt, khe hở giữa 2 căn nhà, khi gặp mưa nước sẽ theo khe hở đi xuống bên dưới rồi thấm ngược vô nhà.
  • Mặc dù có xử lý bịt kín khe hở khi xây dựng nhưng do thời gian lâu ngày, vật liệu bị lão hóa, bung tróc xuất hiện khe hở trở lại gây thấm tường.
  • Lúc xây dựng chưa bịt kín khe hở giữa 2 nhà.
  • Chưa xử lý bịt kín khe hở giữa 2 nhà đúng cách.

Cách xử lý khe hở giữa 2 nhà liền kề hết thấm dột triệt để

Xử lý chống thấm khe tường tiếp giáp giữa hai nhà nhỏ, không nhìn thấy

Những ngôi nhà liền kề có khe tiếp giáp rất nhỏ, mắt thường có thể không nhìn thấy rõ ràng. Biện pháp xử lý chống thấm dột ở đây là sử dụng keo cách chống thấm hay hóa chất tạo màng đàn hồi cao gốc Polymer, Acrylic sẽ đem lại những hiệu quả chống thấm dột cao cho các hộ gia đình.

Xử lý chống thấm khe tường nhà liền kề có khe tiếp giáp rộng từ 1 – 5cm

Với những ngôi nhà đã được xây dựng lâu. Khoảng cách giữa hai ngôi nhà từ 1cm đến 5cm thì cần sử dụng màng bitum dán chống thấm.

Tiếp sau đó nên phủ lên một lớn chống thấm Acrylic để có thể chống lại những tia nắng UV.

Bên cạnh đó, các hộ gia đình có thể sử dụng lớp tôn inox không rỉ được ghim chặt vào tường sau đó dùng loại sika chống thấm SikaFlex Const miết dọc phần tôn ghim vào tường.

Với những ngôi nhà được xây dựng từ 3 năm trở lên. Có khe lún ổn định thì việc giải quyết những khe hở tường này cũng trở nên hiệu quả và các hộ gia đình có thể xử lý được triệt để hơn.

Lắp máng thu nước khi khe tường tiếp giáp giữa hai nhà lớn

Đây là cách xây dựng tạo đường thoát dạng 1/2 ống. Với độ nghiêng tùy thuộc vào thực tế của khe tiếp giáp giữa hai nhà.

Còn khe tiếp giáp của hai nhà hẹp hoặc tường của hai nhà không bằng nhau. Thợ thi công sẽ tạo lòng máng 1/4 ống tròn. Cách thi công này có thể sử dụng các vật liệu khác nữa như: tôn, màng chống thấm, tấm nhựa.

Hướng dẫn các cách xử lý khe hở giữa 2 nhà khi xây dựng

Nếu nhà bạn thi công sau nhà hàng xóm, sẽ không có không gian để tiến hành trát, chống thấm từ ngoài vào. Vậy bạn sẽ áp dụng một số giải pháp chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà trên.

Cách xử lý chống thấm khe tường giữa 2 nhà bằng tôn

Kỹ thuật ốp tôn lên tường chống thấm được sử dụng phổ biến hiện nay. Nhà của bạn đã đưa vào sử dụng mà bị thấm thì có thể sử dụng tôn lá có độ dày từ 0,4mm đến 0,5mm để cố định vào vị trí có khe tiếp giáp giữa 2 nhà.

chống thấm khe hở giữa 2 nhà

Rồi sau đó dùng keo chống dột silicon dán vào những vị trí đinh đóng lên tôn để cố định cho tôn không bay khi có thờ tiết khắc nghiệt mưa bão gió lớn.

xử lý khe hở giữa 2 nhà

Ngoài ra bạn còn có thể dùng tấm dán chống dột để dán, cắt chính xác kích thước giữa 2 khe tiếp giáp rồi dán lên bề mặt có khe tiếp giáp.

Sử dụng loại màng khò dán gốc bitum có sợi polyester gia cường lực nén – lực kéo

Cách này áp dụng cho những tường nhà cách nhau từ 1cm đến 7cm. Nếu là tường cao bằng nhau. Bạn nên vệ sinh sạch cả hai nền sân thượng loại bỏ hết những phần liên kết yếu như vữa, bẩn.

chống thấm khe giữa 2 nhà

Nếu là khe có tường cao thấp thì tiến hành cạo thật sạch sàn trần nhà thấp. Cạo bỏ đến cốt tường nhà cao.

  • Dùng khò nóng thổi khô những điểm vừa cạo để đảm bảo không còn nước đọng bên trong. Sau đó tiến hành phủ lớp chống thấm gốc bitum này lên khoảng tường cần chống thấm.
  • Tiếp theo thổi đèn khò vào cho màng chảy ra bám vào tường hoặc sàn. Nên khò rộng khoảng từ 20cm – 40cm để an toàn cho việc chống thấm.

Trên đây là một số cách xử lý khe hở giữa 2 nhà để không bị thấm dột. Tùy vào hiện trạng thực tế mà đưa ra phương án xử lý sao cho phù hợp nhất. Nếu anh chị cần sửa chữa nhà ở TPHCM, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *