Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
Ngôi nhà sau một thời gian dài sử dụng sẽ bắt đầu xuống cấp, thấm dột do quá trình lão hóa của vật liệu xây dựng, do tác động của môi trường. Do đó, để ngôi nhà trở nên mới và đẹp hơn, chúng ta thường cải tạo sửa chữa chúng. Tuy nhiên, trước khi tiến hành sửa chữa ta phải làm thủ tục cấp phép sửa chữa. Vậy, xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 ở đâu và thủ tục như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Những trường hợp sửa chữa nhà cấp 4 không cần xin phép
Khi thỏa mãn cả hai điều kiện sau thì việc sửa nhà cấp 4 không cần giấy phép xây dựng:
- Sửa nhà mà vị trí sửa chữa, cải tạo là bên trong công trình hoặc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cấp có thẩm quyền;
- Nội dung sửa chữa, cải tạo không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, không làm thay đổi công năng sử dụng, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
Trong những trường hợp còn lại, như là việc sửa chữa có làm ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của nhà,… thì việc sửa chữa này phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng mới có thể tiến hành việc sửa chữa.
Xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 ở đâu
Theo quy định tại Luật xây dựng 2014, Luật xây dựng sửa đổi bổ sung, đối với các công trình xây dựng cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện.
Nơi nộp hồ sơ sửa chữa nhà cấp 4: UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi có nhà ở.
Cách thức nộp: Chủ đầu tư gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của UBND cấp huyện.
Hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa nhà cấp 4
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở (theo mẫu).
2. Giấy tờ về quyền sử dụng đất.
3. Các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10×15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo. Trường hợp có ảnh hưởng đến kết cấu công trình thì phải có báo cáo kết quả khảo sát. Đánh giá chất lượng kết cấu cũ liên quan đến các hạng mục cải tạo và các biện pháp gia cố xác định đủ điều kiện để sửa chữa, cải tạo.
4. Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng. Thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.
5. Các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng: (Theo khoản d – mục 1 – phần II tài liệu này).
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 ở đâu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ với chúng tôi.