Dựa trên vị trí đặt, giếng trời đẹp cho nhà ống được chia thành hai kiểu, đó là: Giếng trời bên ngoài và giếng trời bên trong. Cùng Đất Thủ tìm hiểu các mẫu thiết kế giếng trời đẹp và những cách làm giếng trời trong nhà đẹp dưới đây nhé.
1. Giếng trời bên ngoài kết hợp không gian sân vườn
Vị trí đặt giếng trời không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, mà còn ảnh hưởng đến phong thủy đối với gia chủ. Thiết kế giếng trời bên ngoài ngôi nhà vừa tạo một khoảng sân vườn để thư giãn, vừa giúp điều chỉnh sinh khí cho không gian sống.
Giếng trời đặt ở một góc của ngôi nhà như một sân vườn nhỏ
Kiểu thiết kế nằm lệch về một góc sát lối đi chính tạo một khoảng sân nhỏ làm không gian thư giãn và thông gió cho giếng trời. Với cách làm giếng trời sát cửa chính tạo một cảm giác thiên nhiên xanh dễ chịu khi bước vào nhà.
Với những ngôi nhà không có quá nhiều không gian thì giếng trời đặt ở một góc nhỏ sát với vách nhà, ngăn cách bằng một cánh cửa là giải pháp tối ưu. Nó sẽ giúp cho ngôi nhà của anh chị có một điểm mở để lấy ánh sáng, sinh khí lưu thông.
2. Giếng trời trong nhà đẹp thông minh
Các mẫu thiết kế giếng trời bên trong ngôi nhà vừa giúp lấy sáng, lấy gió tự nhiên vừa tăng sinh khí. Giếng trời trong nhà được “biến tấu” theo nhiều kiểu thiết kế, vị trí đặt để khác nhau phù hợp với từng không gian, yêu cầu của gia chủ.
3. Mẫu giếng trời đẹp giữa nhà
Với thiết kế này giếng trời chính là điểm mở tạo một vùng lấy ánh sáng trung tâm. Nhà ống có giếng trời giữa nhà sẽ tràn ngập ánh sáng tự nhiên mang đến sự thông thoáng.
Ngoài ra giếng trời đặt giữa nhà được xem là phong thủy tốt nhất. Bởi ánh sáng và không khí được lan tỏa khắp không gian, tạo nguồn năng lượng tích cực.
Giếng trời giếng trời đẹp cho nhà ống khi đặt giữa nhà thường có phối khung. Hoặc sử dụng mái che, tách thành các chi tiết nhỏ sẽ tạo một điểm nhấn ấn tượng cho ngôi nhà.
4. Mẫu giếng trời cầu thang đẹp
Cầu thang thường được dùng để ngăn cách phòng khách và bếp, hoặc xung quanh là phòng sinh hoạt chung, phòng làm việc. Mẫu giếng trời cầu thang đẹp sẽ đảm bảo lưu thông ánh sáng và không khí.
Muốn thiết kế giếng trời cầu thang nhà ống hợp phong thủy, anh chị nên trồng thêm cây xanh phía dưới để cân bằng các yếu tố ngũ hành tương sinh.
Giếng trời cầu thang tạo sự thông thoáng, tính thẩm mỹ cho ngôi nhà
5. Mẫu giếng trời cuối nhà ống
Ở Việt Nam hầu như phòng ăn, nhà bếp thường được đặt ở phía cuối của ngôi nhà. Vì thế giếng trời sau nhà đẹp được đặt ở đây sẽ giúp mở không gian hơn cho phòng ăn, tạo thoáng hơn và rộng hơn cho ngôi nhà.
Khi đặt giếng trời ở phòng ăn anh chị nên dùng cây xanh, suối nước nhân tạo để tạo một thế cân bằng Mộc – Thuỷ tương sinh. Dùng xây xanh cũng là một cách trang trí giếng trời mà các chủ nhà hay áp dụng.
6. Giếng trời trong phòng ngủ, phòng sinh hoạt riêng
Phòng ngủ hay phòng để thư giãn thường có không gian nhỏ và hẹp. Khi thiết kế giếng trời trong nhà phố, anh chị nên chọn thiết kế giếng trời giúp tạo cảm giác rộng rãi, thông thoáng. Đưa ánh sáng tự nhiên vào phòng thay cho các thiết bị điện.
Nếu anh chị quan tâm đến thiết kế giếng trời cho nhà diện tích nhỏ, thì đỉnh chóp của gác mái chính là vị trí lý tưởng để đặt một giếng trời. Cách làm giếng trời trong nhà thông minh này vừa giúp anh chị dễ dàng lấy sáng. Vừa còn có thể nhìn ngắm được bầu trời bên ngoài.
Hay một mẫu giếng trời hiện đại cho nhà ống ngay trên phần nghiêng của trần nhà cũng là một lựa chọn tốt để thông gió cho nhà ống.
Ngoài giếng trời, còn có những cách lấy sáng và không khí khác. Như dùng gạch bông gió, thiết kế mở, trổ nhiều cửa sổ…
Trả lời