Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
Nguyên nhân gây thấm nhà vệ sinh cũ
Nếu bạn đang chưa biết cách chống thấm sàn nhà vệ sinh như thế nào cho đúng chuẩn kỹ thuật, xử lý chống thấm tỉ mỉ để ngăn chặn chống thấm dột dài lâu. Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay quy trình xử lý thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh cũ chi tiết ngay dưới đây!
Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về các vấn đề thấm dột nhà vệ sinh ngay nhé!
Nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh cũ
Nhà vệ sinh là một trong những vị trí dễ thấm dột nhất của ngôi nhà do phải thường xuyên tiếp xúc với nước, hơi ẩm mỗi ngày. Tuy nhiên chúng ta cũng có nhiều nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh khác nhau bao gồm:
- Khâu đổ bê tông không đảm bảo sàn thoát nước không tốt
- Thi công chống thấm không đúng chuẩn kỹ thuật
- Hệ thống nước ống dẫn nước bị vỡ, rò rỉ
- Mạch gạch lát không kín hoàn toàn hoặc bị bong khiến nước sinh hoạt đọng và ngấm vào mạch gạch thời gian dài gây thấm dột
- Bồn cầu lắp sai kỹ thuật khi xả nước thấm xuống nền nhà vệ sinh
- Kết cấu sàn bê tông bị lún, chất lượng kém
- Thiết bị vệ sinh bị hỏng dẫn đến thấm nước xuống sàn
- Trần nhà, tường nhà thấm dột lan xuống phía dưới
Dấu hiệu nhà vệ sinh bị thấm dột
Bạn có thể nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu thấm dột nhà vệ sinh như sau:
- Gạch nền bị xỉn màu, xuống cấp, vỡ
- Tường, trần nhà vệ sinh có dấu hiệu ẩm mốc
- Nhà vệ sinh xuất hiện mùi hôi dù không bị mốc
- Một số thiết bị phòng vệ sinh bị rò rỉ nước
Một khi đã xuất hiện các vấn đề thấm dột thì nhà vệ sinh sẽ nhanh chóng xuống cấp và kéo theo chi phí khắc phục tốn kém.
Vị trí cần kiểm tra trước khi thi công chống thấm nền nhà vệ sinh cũ
Đối với nhà vệ sinh có 4 vị trí bạn cần phải kiểm tra kỹ lưỡng và xử lý ngay nếu có các vấn đề thấm dột bao gồm:
- Cổ ống – cống nước thoát sàn: Cổ ống và vị trí cống nước thoát sàn là nơi dễ bị thấm dột nhất trong nhà vệ sinh. Cổ ống cần được thi công đúng kỹ thuật, tránh hiện tượng tách lớp, co ngót, thấm dột.
- Mặt sàn nhà vệ sinh: Kiểm tra gạch ốp lót sàn, các mạch gạch được gắn kín kẽ chưa, độ dốc của sàn có đạt chuẩn không.
- Hệ thống đường ống nước: Đảm bảo đường ống nước không rò rỉ hoặc tắc nghẽn
- Tường, trần nhà vệ sinh: Kiểm tra kết cấu tường rà soát các vết nứt vỡ, ẩm mốc nếu có
Phương án chống thấm sàn nhà vệ sinh cũ triệt để
Để chống thấm triệt để cho sàn nhà vệ sinh thì chúng ta có thể lựa chọn một trong những phương án sau:
1. Sika chống thấm sàn nhà vệ sinh
Sika là vật liệu chống thấm phổ biến nhất hiện nay với ưu điểm: ngăn chặn nước triệt để, hiệu quả bền vững lâu dài lên đến hàng chục năm.
Bước 1: Làm sạch bề mặt cần chống thấm
- Với công trình mới hoàn thiện phần thô: Cần dọn dẹp sạch sẽ bề mặt, quét sạch bụi bẩn
- Với công trình cũ: Cần tháo dỡ gạch ốp, và căn cứ vào tình trạng thấm dột để tiến hành bóc lớp vữa trên bề mặt sàn hoặc không.
Bước 2: Thi công chống thấm sàn toilet bằng Sika
Quét lớp Sika Primer lên bề mặt để tăng khả năng kết dính. Sau khi lớp lót khô hoàn toàn tiến hành chống thấm bề mặt sàn bằng Sika (quét 2 – 3 lớp sika để đảm bảo hiệu quả chống thấm tối ưu).
Bước 3: Thử nước và nghiệm thu
Sau khi lớp chống thấm khô tiến hành thử nước và nghiệm thu trong 24h, cuối cùng bạn có thể quét thêm 1 lớp vữa bảo vệ cho bề mặt và tiến hành lát gạch sàn nhà vệ sinh…
2. Kova chống thấm sàn nhà vệ sinh
Kova cũng là vật liệu chống thấm nhà vệ sinh triệt để giúp ngăn chặn nước tối ưu. Quy trình chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng Kova được thực hiện như sau:
Bước 1: Làm sạch bề mặt sàn nhà vệ sinh
Làm sạch bụi bẩn, tạp chất trên sàn. Với sàn nhà cũ cần dọn dẹp mài phẳng những vị trí gồ ghề và trám trét các vết nứt nếu có.
Bước 2: Thi công chống thấm sàn toilet
Pha Kova chống thấm theo tỷ lệ của nhà sản xuất. Dùng con lăn phủ đều lớp Kova lên bề mặt sàn nhà vệ sinh. Tiến hành phủ 2 – 3 lớp Kova (mỗi lớp cách nhau 4 – 6h).
Bước 3: Thử nước và nghiệm thu
Sau khi lớp chống thấm khô tiến hành thử nước và nghiệm thu trong 24h.
3. Chống thấm sàn vệ sinh bằng sợi thủy tinh
Sợi thủy tinh được sử dụng để chống thấm nhiều hạng mục trong đó có sàn nhà vệ sinh. Sợi thủy tinh có ưu điểm: Thi công chống thấm dễ dàng, giúp nâng cao độ bền bề mặt sàn chi phí lại rẻ.
Quy trình chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng lưới thủy tinh như sau:
Bước 1: Làm sạch bề mặt sàn nhà vệ sinh
Làm sạch bụi bẩn, tạp chất trên sàn. Với sàn nhà cũ cần dọn dẹp mài phẳng những vị trí gồ ghề và trám trét các vết nứt nếu có.
Bước 2: Thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh
Phủ lớp cách nhiệt và cán một lớp vữa mỏng sau đó phủ lớp sợi thủy tinh bảo vệ bề mặt
Bước 3: Thử nước và nghiệm thu
Sau khi lớp chống thấm khô tiến hành thử nước và nghiệm thu trong 24h.
4. Chống thấm sàn nhà vệ sinh cũ bằng màng tự dính
Màng tự dính có khả năng chống thấm triệt để với: khả năng chịu nhiệt tốt, độ kết dính cực cao bám cực chắc lên bề mặt, chỉ số đàn hồi cao có thể co giãn tốt.
Quy trình chống thấm bằng màng tự dính như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần chống thấm
Làm sạch sàn nhà vệ sinh: quét sạch bụi bẩn, trám trét các vết nứt vỡ nếu có, mài phẳng những bị trí lồi lõm…
Bước 2: Thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh
Đầu tiên cần tiến hành quét lớp Primer để tăng khả năng bám dính. Tiến hành dán màng tự dính lên sàn một cách kín kẽ và cuối cùng là phủ lớp vữa lên bề mặt để bảo vệ lớp màng.
Bước 3: Thử nước và nghiệm thu
5. Chống thấm sàn vệ sinh bằng màng khò nóng
Màng khò nóng được đánh giá cực cao với khả năng chống thấm nước triệt tuy nhiên quy trình thi công chống thấm lại phức tạp đòi hỏi thợ có kỹ thuật cao.
Quy trình thi công chống thấm bằng màng khò nóng như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần chống thấm
Bước 2: Thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh
Quét lớp lót lên bề mặt để đảm bảo khả năng bám dính tốt nhất. Tiếp theo tiến hành dán màng khò nóng:
- Mở cuộn màng chống thấm và đặt mặt phủ lớp polyetylene lên bề mặt sàn
- Mở màng từ từ và dùng máy khò hơi nóng vào tấm màng cho đến khi lớp màng bitum chảy ra.
- Ép chặt tấm màng lên bề mặt bằng con lăn hoặc rulo
- Cuối cùng có thể tiến hành phủ thêm một lớp vữa mỏng lên bề mặt để bảo vệ lớp chống thấm tối ưu tránh bị xé rách…
Lưu ý: Khi nối tiếp các tấm màng chống thấm với nhau cần đảm bảo 2 mép chồng lên nhau khoảng 10cm.
Bước 3: Thử nước và nghiệm thu
6. Sơn chống thấm sàn nhà vệ sinh
Sơn chống thấm có khả năng chịu mài mòn, kháng kiềm tốt giúp ngăn chặn nước thấm xuống nền nhà. Tuy nhiên hiệu quả của lớp sơn chống thấm sẽ có phần kém hơn so với sử dụng màng chống thấm.
Quy trình sơn chống thấm nền nhà vệ sinh cũ như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần chống thấm
Làm sạch sàn nhà vệ sinh: quét sạch bụi bẩn, trám trét các vết nứt vỡ nếu có, mài phẳng những bị trí lồi lõm…
Bước 2: Thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh
Đầu tiên cần sử dụng hỗn hợp cát + xi măng để trát bo dốc chân tường. Pha sơn chống thấm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và khuấy đều hỗn hợp, tiến hành quét sơn chống thấm lên bề mặt (quét 2 – 3 lớp sơn để đảm bảo chống thấm tối ưu) mỗi lớp cách nhau 2 – 3h.
Bước 3: Thử nước và nghiệm thu
Kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao công trình đến khách hàng.
Quý khách hàng có thể hoàn toàn an tâm với chất lượng, tiến độ công việc chúng tôi mang lại. Thợ chống thấm tay nghề cao của chúng tôi sẽ giúp bạn xử lý chống thấm nhà vệ sinh cũ, khắc phục triệt để các vấn đề thấm dột và ngăn chặn thấm dột, bảo vệ công trình dài lâu.
Trả lời